Dầu nhớt

Xe nâng hàng là một loại xe chuyên dùng để nâng các loại hàng với tần số cao, vì vậy không thể tránh được các hư hỏng của xe. Nhưng những hư hỏng đó đều có những cách khắc phục riêng cho từng trường hợp mà chúng đang mắc phải.

Để giảm được tối thiểu hư hỏng của xe nâng hạ, các nhà chế tạo đã nghiên cứu và đưa rất nhiều các mẫu xe nhằm phù hớp với các loại hàng, các mặt bằng làm việc của xe.

Những nghiên cứu được đưa ra thì bánh lốp di chuyển của xe nâng là dễ bị hư hỏng nhất. Chính vì vậy các chủ doanh nghiệp luôn lưu ý điều này, để mua các loại xe phù hợp với mặt bằng mình đang làm việc.

Để biết cụ thể trước tiên chúng ta sẽ biết được ưu nhược điểm của từng loại bánh xe.

- Bánh xe là lốp đặc: – Thường dùng cho xe nâng điện

Ưu điểm:

+ Bền, chịu tải tốt

+ Ít sữa chữa, ít hư hỏng nếu làm việc trên bề mặt bằng phẳng

Nhược điểm:

+ Chỉ làm việc được trên mặt bằng, phẳng

+ Nặng, làm giảm năng suất động cơ

+ Khi rách không vá được, phải thay mới

+ Nếu làm việc trên mặt bằng nhấp nhô thì dễ làm mòn và thậm chí gãy các chi tiết của xe nâng vì sự đàn hồi lốp xe kém, dường như là không.

- Bánh xe lốp hơi:

Ưu điểm:

+ Nhẹ nhàng

+ Làm việc được với nhiều địa hình khác nhau

+ Êm hơn vì có sự đàn hồi từ bánh hơi

Nhược điểm:

+ Chịu tải kém – Nếu muốn nâng hàng có tải trọng lớn thì phải tăng kích thước bánh xe hoặc ghép nhiều bánh xe lại.

+ To cồng kềnh so với bánh lốp đặc cùng tải trọng nâng

+ Vì là dùng bánh hơi nên kém an toàn khi bể bánh.

Người lái xe nâng, học lái xe nâng hay người thợ bảo trì, bảo dưỡng cần phải biết được các hư hỏng của chúng để xe vận hành một cách an toàn nhất.

I/ Hư hỏng xe nâng khi vỏ xe bị nổ hoặc mòn:

1/ Nguyên nhân hư hỏng:

– Lốp xe quá mòn do sử dụng nhiều hay cán phải vật cứng làm vỏ bị rách hoặc nổ.

– Bơm hơi quá áp suất qui định (đối với xe bánh hơi).

2/ Biện pháp khắc phục hư hỏng:

– Lốp xe mòn quá 1/2 phần gai thì phải thay vỏ mới.

– Lốp xe rách quá 10% thì phải thay mới

– Khi xe cán phải vật cứng bị nổ, cần phải dừng xe, tắt máy, khóa phanh tay dùng ben thủy lực kích xe lên, sao cho xe nâng ở vị trí cố định rồi mới tháo ra đem đi vá

– Bơm áp suất theo đúng quy định của nhà chế tạo lốp xe – xả hơi về áp suất quy định nếu bơm quá.

II/ Khởi động động cơ xe nâng khó nổ hoặc không nổ:

1/ Nguyên nhân gây ra khi khởi động:

  • Do bình điện yếu hoặc cọc bình chưa bắt chặt, cọc bình bị gỉ tiếp điện kém
  • Hệ thống đánh lửa điều chỉnh hay lắp đặt sai .
  • Máy nguội, chế hoà khí loãng (đối với xe nâng dùng máy xăng)
  • Do máy nguội hay dầu diesel bị đông – do nhiệt độ môi trường thấp (Đối với xe nâng dầu).
  • Hết nhiên liệu hay bộ lọc xăng dầu bị tắc nghẽn.
  • Không khí có lẫn trong hệ thống nhiên liệu.

2/ Biện pháp khắc phục:

  • Sạc đầy bình điện. Bắt chặt dây điện vào cực bình, vệ sinh sạch các cực bình
  •  Hiệu chỉnh lại hệ thống đánh lửa (đối với xe nâng dùng máy xăng)
  •  Xông máy, kéo cánh bướm gió (kéo air) trong lúc khởi động động cơ xăng.
  •  Đối với xe nâng dầu, cần phải xông một lúc cho nhiệt độ tăng lên sau đó đề lại.
  •  Đổ nhiên liệu đầy đủ, nếu vẫn chưa nổ máy thì kiểm tra lọc, và súc vệ sinh sạch sẽ.
  • Cần phải xả gió động cơ dầu khi hệ thống nhiên liệu bị lẫn không khí.

III/ Xe nâng bất ngờ bị chết máy trong lúc làm việc:

1/ Nguyên nhân:

  • Hết nhiên liệu đột ngột.
  •  Bơm nhiên liệu bị yếu, hoặc bị hư hỏng.
  •  Bộ lọc nhiên liệu bị tắc nghẽn.
  •  Mất nguồn cháy trong buồng đốt nhiên liệu.
  • Không khí lọt vào hẹ thống nhiên liệu trong động cơ dầu.

2/ Biện pháp khắc phục:

  • Kiểm tra và đổ nhiên liệu vào.
  • Kiểm tra độ kín của van trong bơm nhiên liệu, thay van, hoặc thay bơm nếu bị hư.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ lọc nhiên liệu nếu bị tắc ngẽn.
  • Kiểm tra và điều chỉnh lại hệ thống đánh lửa, cần thiết thay bugi đối với động cơ xăng
  • Xả gió trong hệ thống nhiên liệu đối với động cơ dầu.

IV/ Động cơ xe nâng bị giảm công suất đột ngột:

a/ Nguyên nhân:

  • Không khí có lẫn trong động cơ dầu của xe nâng.
  • Cân lửa không đúng, không đều.
  • Lọc gió bị bẩn tắc không đều.
  • Lọc nhiên liệu bị tắc nghẽn.

b/ Biện pháp khắc phục:

  • Xả gió cho hệ thống nhiên liệu trong động cơ dầu.
  • Điều chỉnh hệ thống đánh lửa cho đúng đồng thời lau chùi má vít cho sạch sẽ.
  • Súc rửa sạch bộ lọc không khí.
  • Súc rửa sạch bộ lọc nhiên liêu.

V/ Nhiệt độ nước trong két làm mát xe quá cao:

a/ Nguyên nhân:

  • Do kim phun nhiên liệu không đều dẫn đến hiện tượng cháy rớt (cháy trên đường ống xả), cháy không hết.
  • Sử dụng không đúng nước làm mát, hoặc nước làm mát rơ bẩn.
  • Thiếu hụt nước làm làm.
  • Chùng dây curoa ở quạt gió làm mát.

b/ Biện pháp khắc phục:

  • Điều chỉnh kim phun hoặc vệ sinh chúng.
  • Phun, súc rửa két nước và sử dụng nước làm mát phù hợp, thay nước làm mát.
  • Khắc phục chỗ bị rò rỉ thất thoát và châm thêm nước.
  • Căng lại dây cuaroa.

VI/ Đèn xe không sáng hoặc chỉ sáng mờ:

1/ Nguyên nhân:

  • Do tiếp tiếp xúc của đèn với nguồn: điểm tiếp xúc bị tuột, hay bị đứt.
  • Tiếp xúc mát không tốt.
  • Bóng đèn bị cháy.
  • Phần kính bảo vệ bóng đèn phía ngoài bị nứt, bám bụi bẩn

2/ Biện pháp khắc phục:

  • Kiểm tra và nối lại điềm tiếp xúc.
  • Kiểm tra và xiết lại chỗ tiếp mát không tốt.
  • Thay bóng đèn mới, nêu bị cháy
  • Vệ sinh phàn kính phía ngoài để đèn sang hơn.

VII/ Bình điện của xe nâng bị yếu:

1/ Nguyên nhân:

  • Bình điện thiếu nước do bảo dưỡng không tốt.
  • Thời gian đề nổ lâu, hoặc khởi đầu với tần suất nhiều.
  • Bộ điều chỉnh điện tự động bị hư hỏng.
  • Chùng dây curoa ở máy sạc.

2/ Biện pháp khắc phục:

  • Bảo dưỡng thường xuyên – châm nước.
  • Trước khi khởi động cần bật công tắc xông khoảng 1 phút, mỗi lần đề không quá 5 giây, nếu máy chưa nổ thì tắt máy rồi đề tiếp.
  • Thay mới bộ điều chỉnh điện tự động
  • Căng lại dây curoa cho máy sạc.

Trên đây là các hư hỏng thường gặp của xe nâng hàng và các biện pháp khắc phục hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng xe nâng của mình.